Nghệ sĩ của phố cổ
Tuy tuổi đã 73, Nhà nhiếp ảnh Vĩnh Tân vẫn nuôi dưỡng ý tưởng hoàn thành bộ ảnh so sánh giữa Hội An xưa cũ với bây giờ. Ông đang nỗ lực giữ gìn cả nghìn tấm ảnh về đất và người phố cổ Hội An – Quảng Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Nhà nhiếp ảnh kể: Những năm 1930, muốn chụp một tấm ảnh không phải dễ. Một cuộn phim 6 x 9 mua tận Đà Nẵng chỉ chụp được 8 tấm, phim 6 x 6 chỉ đến 12 tấm. Thế mà ông đã chụp được cả ngàn tấm với nhiều mảng đề tài vô cùng phong phú, giá trị đối với sự nghiệp bản tồn và phát huy di sản văn hoá Hội An hôm nay. Đó là những bộ sưu tập ảnh về đề tài Phật giáo, chùa chiền, lễ hội và cả những tư liệu lịch sử quan trọng.
Nhà nhiếp ảnh nói: “Tôi thật hạnh phúc khi từng được gần gũi với cố KTS Kazic những ngày ông lặn lội trên từng góc phố ở Hội An. Cả nghìn âm bản phim cha tôi và tôi đã chụp là một phần tư liệu của ông.”
Góc phố, bến sông, con đò, cảnh họp chợ, bán buôn… tất cả các cảnh sinh hoạt đời thường bày ra trước mắt. Từ nông thôn đến thị thành, từ những cô hàng rong, những bà bán rau ngồi nghỉ sau buổi chợ dưới chân chùa Cầu đến bác nông dân cuốc đất hay cô thiếu nữ…, nhiều người giờ thành bà già móm mém hay đã về với cát bụi ấy vẫn cứ ngời lên vẻ đẹp hồn hậu, dịu dàng qua những tấm ảnh trắng đen. Vĩnh Tân là một người chụp ảnh bình thường để kiếm sống. Nhưng với tình yêu vô bờ đối với Hội An, ông đã lưu giữ được cho mình hàng nghìn những tư liệu quý giá về phố cổ, con người Hội An, xứ Quảng qua cái nhìn hiện thực.
Năm 2002, nhà nhiếp ảnh đã tổ chức 1 triển lãm ảnh Hội An xưa với 60 tấm. Chưa khi nào người dân Hội An nao nức đến xem triển lãm ảnh như thế. Góc phố, cụ già, cô gái, bà bán hàng rong… của ngày xưa đã khơi dậy trong lòng người nhiều những cảm xúc và cả niềm tự hào.
Ông Võ Phùng –Phó Giám Đốc Trung Tâm VHTT Hội An nói: “Tư liệu của nhà nhiếp ảnh Vĩnh Tân là một kho tàng văn hóa vô giá, nó đã giúp cho Hội An tái hiện lại nhiều hoạt động đặc sắc và trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo như đêm phố cổ, trình diễn thời trang trang phục đầu thế kỷ XX, quang cảnh trên bến dưới thuyền. Dựa trên tư liệu và cảm hứng từ những bức ảnh ấy, các nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh, Anh Vũ, Thu Giang, Nhật Huy đã thiết kế những bộ trang phục của người Hội An xưa trình diễn trên cả nước”.
Hôm nay, có dịp về Hội An và chiêm ngưỡng những bức ảnh phố cổ những năm 1930 của nhà nhiếp ảnh Vĩnh Tân, du khách phần nào nhận ra vì sao những giá trị văn hoá tinh thần vô giá của ông đã được người Hội An giữ gìn một cách nguyên vẹn đến vậy !
Bài viết liên quan :
Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An (Quảng Nam) cho biết đã mở đợt sưu tầm ảnh Hội An xưa đang được cất giữ trong nhà dân đô thị cổ. Kết quả ...
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm đô thị cổ Hội An được tổ chức UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999-4/12/2009), chiều (30/12/2009), tại k ...
Hội An đẹp, nên thơ và đầy quyến rũ là cảm nhận của nhiều khách tham quan triển lãm "Tranh và tượng xứ Quảng". Nằm trong khuôn khổ chương trình "T ...
Lặng lẽ bình dị, cần mẫn hằng ngày, hơn 60 năm nay ông Thái Tế Thông đã lưu lại thần thái của phố cổ Hội An. Ký ức hay những điều dung dị Buổi s ...
Những căn nhà đổ sập, trống toác. Những trái bắp còn sót lại đã lên trắng mộng… Những cuốn tập ướt nhẹp, dính đầy bùn non… 2 ngày sau bão lũ về th ...
Phía nam là dòng Thu dập dềnh sương khói. Phía bắc và đông là đầm Lai Nghi phẳng lặng như gương. Phía tây là con lạch nhỏ bình yên với bến bờ lau ...
Ý kiến (2)
April 28th, 2009 at 07:34
Mình lang thang trên mạng, “lạc” vô trang web của các bạn. Góp ý tý nghe: Bài của ai đăng lại hoặc tự viết cũng phải có tên tác giả chớ ! Chúc các bạn phát triển mạnh, quảng bá cho Hội An của phe mịnh
April 28th, 2009 at 08:01
Trackbacks - Pingbacks (0)
Ý kiến (bình luận) của bạn