Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng tránh lũ lụt
Năm ở hạ lưu sông Thu Bồn, chịu ảnh hưởng chế độ lũ của hệ thống sông Thu Bồn và một phần của sông Vu Gia, trung bình mỗi năm Hội An có từ 1 – 3 đợt lũ. Với tần suất xuất hiện lũ ngày càng lớn, khái niệm “sống chung với lũ lụt” dần trở nên quen thuộc với người dân. Để có thể “sống chung với lũ lụt”, điều đầu tiên là phải biết diễn biến, tác động của nó để phòng tránh. Hơn nữa, trong khi lũ lụt xảy ra, các cấp chính quyền, người dân và du khách đều muốn biết tình hình lũ lụt diễn ra trên địa bàn thành phố như thế nào để có phương án đối phó.

Cơn bão số 9 năm 2009 đã biến đường phố Hội An thành sông.
Sau nhiều năm trăn trở, tìm cách nâng cao hiệu quả công tác phòng chống lũ lụt trên địa bàn thành phố, năm 2007, ông Lê Hữu Hùng, Phó Trưởng phòng Kinh tế Hội An đã đề xuất ý tưởng xây dựng bản đồ dự báo ngập lụt cho Hội An. Sau 3 năm thực hiện, giải pháp kỹ thuật ứng dụng công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lý) để xây dựng bản đồ ngập lụt đã được Hội đồng Khoa học và công nghệ thành phố xếp loại xuất sắc. Năm 2009, giải pháp này đã được Ban tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Nam lần thứ III trao giải khuyến khích.
Trao đổi về mô hình cảnh báo, dự báo thiên tai, ông Lê Hữu Hùng cho biết, từ những năm 1990 trở về trước, công tác dự báo ngập lụt ở nước ta ít nhiều thừa kế và phát huy nền tảng về thủy văn, thủy lực và mô phỏng ngập lụt đã được thế giới nghiên cứu. Một hướng nghiên cứu khác phù hợp hơn với điều kiện của nước ta là dựa trên phương pháp thống kê khách quan để mô phỏng mặt ngập lụt. Bằng phương pháp thống kê khách quan kết hợp ứng dụng công nghệ GIS, phần mềm dự báo ngập lụt này vừa có thể cung cấp thông tin ngập lụt theo mức nước dự báo, vừa có thể xác định và thống kê chi tiết được mức độ thiệt hại do lũ lụt gây ra ngay tại thời điểm truy vấn. Nhờ đó, hỗ trợ tích cực cho công tác thống kê, báo cáo thiệt hại, phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do lũ lụt gây ra.
Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, bản đồ dự báo ngập lụt tại thành phố Hội An là nghiên cứu đầu tiên thực hiện tại Quảng Nam. Phần mềm có giá trị thực tiễn cao, là công cụ phục vụ hiệu quả trong công tác chỉ đạo tại thành phố, giúp nhân dân chủ động ứng phó với lũ lụt, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. Phần mềm cũng sẽ giúp cho thành phố Hội An trong công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí dân cư hay quy hoạch sản xuất nông nghiệp.
Đánh giá về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của sản phẩm, ông Tuấn cũng cho rằng, phần mềm dự báo ngập lụt này tương đương với bản đồ phân vùng ngập lũ tỉnh Quảng Ngãi (do Cơ quan Phát triển quốc tế Úc tài trợ năm 2008), và có thể áp dụng tại nhiều địa phương khác trong tỉnh.
Để nâng cao hiệu quả của phần mềm dự báo ngập lụt, theo ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND thành phố, thời gian đến, Hội An sẽ tổ chức tập huấn, chuyển giao cho các xã, phường để quản lý, vận hành phần mềm. Từ nguồn kinh phí phòng chống thiên tai, thành phố cũng sẽ tiếp tục điều tra, cập nhật dữ liệu để nâng cao độ chính xác của phần mềm.
Theo Báo Quảng Nam
Bài viết liên quan :
Chiều ngày 1-10 tại thành phố Hội An (Quảng Nam), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các tỉnh miền Trung để kiểm tra, chỉ ...
Ở Công ty cổ phần Du lịch - dịch vụ (Cty Cp DL-DV) Hội An đã xuất hiện nhiều sáng kiến, cải tiến kinh nghiệm, làm đòn bẩy đem lại lợi nhuận hàng t ...
Trong 5 năm qua, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư hơn 130 tỷ đồng cho công tác bảo tồn, tu bổ 2 di sản văn hóa thế giới là Đô thị cổ Hội An và Khu di tích ...
Đèn lồng mây tre mỹ nghệ - sản phẩm độc đáo mang đậm nét văn hóa riêng có của Hội An. Song làm gì để nâng cao chất lượng sản phẩm, trở thành hàng ...
Với hướng đi riêng dựa trên nền tảng di sản truyền thống, trong những năm qua với quan điểm phát triển du lịch trở thành động lực kinh tế xã hội, ...
Lãnh đạo TP Hội An (Quảng Nam) phản ứng việc các nhà máy thuỷ điện xả lũ với lưu lượng rất lớn nhưng chỉ báo trước thời gian quá ngắn khiến người ...
Ý kiến (0)
Trackbacks - Pingbacks (0)
Ý kiến (bình luận) của bạn